Kế hoạch tác chiến và kế hoạch chiến lược Kế_hoạch_tác_chiến

Có 3 đặc điểm cơ bản để phân biệt kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác chiến[2]:

1. Thời gian:

-   Kế hoạch chiến lược vạch ra các mục tiêu dài hạn trong khoảng thời gian từ 3- 5 năm.

-   Các hoạt động cần làm trong ngắn hạn để đạt được mục tiêu trên được vạch ra trong kế hoạch tác chiến.

2. Mục tiêu:

-    Mục tiêu của kế hoạch chiến lược chính là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn và cách các bộ phận hoạt động để đạt được mục tiêu đó.

-    Mục tiêu của kế hoạch tác chiến lại được vạch ra theo các bộ phận để từng bước hoàn thành mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

3. Lên kế hoạch:

-    Các lãnh đạo cấp cao của tổ chức là người lên kế hoạch chiến lược cho tổ chức. Khi kế hoạch chiến lược đã được tạo ra sẽ có nhóm xuyên chức năng đảm bảo chiến lược thành công.

-    Các trưởng bộ phận sẽ là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch tác chiến cho bộ phận của mình. Dù mỗi bộ phận có từng kế hoạch tác chiến riêng nhưng vẫn phải đảm bảo phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Chính vì những đặc thù riêng biệt trên, mô hình hỗ trợ để hoạch định kế hoạch tác chiến và kế hoạch chiến lược cũng có những nét khác nhau. Cụ thể, mô hình SOSTAC (PR Smith,1998) thường được áp dụng để lên các kế hoạch mang tính chiến lược; trong khi đó, kế hoạch tác chiến thường được xây dựng dựa trên mô hình PASTA (Theo Zweers, 2015).